Hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt nông thôn
Ngày 8/11, đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt nông thôn.
Có 37 kết quả được tìm thấy
Ngày 8/11, đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt nông thôn.
Dự báo năm 2023 nắng nóng có khả năng xảy ra gay gắt, nhu cầu sử dụng nước sạch trong sản xuất và sinh hoạt của người dân trong mùa nắng nóng tăng cao, do vậy, các đơn vị cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh đang khắc phục khó khăn và triển khai các biện pháp cung cấp nước đảm bảo an toàn, chất lượng.
Nhiều năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Yên Mỹ (huyện Yên Mô) sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt hàng ngày. Vào thời điểm cuối năm, lại đang mùa hanh khô, tình trạng thiếu nước càng trầm trọng hơn, khiến người dân phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nước sạch đã và đang trở thành nhu cầu bức thiết của người dân Yên Mỹ.
Nước sạch và vệ sinh môi trường là thứ thiết yếu trong đời sống, thế nhưng ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư ngày ngày người dân vẫn đang phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, ô nhiễm bụi, tiếng ồn. Không những thế, nhiều tuyến đường giao thông ở đây cũng đã xuống cấp nghiêm trọng...
Tại dự thảo Nghị định quy định về cấp nước sinh hoạt nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất chính sách hỗ trợ cấp nước quy mô hộ gia đình.
Hiện nay, có những khu dân cư trên địa bàn tỉnh người dân chưa tiếp cận được nguồn nước từ các công trình cấp nước sạch tập trung. Trong khi, đây đang là thời điểm thời tiết hanh khô kéo dài, nguồn nước ngầm, nước mặt bị thiếu hụt. Điều này đã khiến bà con vô cùng khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Đặc biệt, biến đổi khí hậu làm mực nước suy giảm, nguồn nước bị xâm nhập mặn đã và đang ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu vào của các trạm cấp nước tập trung, đe dọa đến nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân.
Chiều 10/11, Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) đã có buổi làm việc với Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Nam về việc cung cấp nước sinh hoạt cho một số hộ dân thuộc phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình).
Xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư được đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt từ năm 2004. Sau 15 năm hoạt động, hệ thống cấp nước này đã quá tải trước sự gia tăng của quy mô dân số cũng như phát triển sản xuất trong vùng. Hiện, hàng nghìn hộ dân trong xã đang trong tình trạng khát nước sạch, họ phải chắt chiu từng giọt nước mưa hứng trên mái nhà để dùng.
Thời gian qua, tỉnh ta đã quan tâm đầu tư, phát triển mạng lưới cấp nước sinh hoạt, nhất là xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho vùng nông thôn, qua đó góp phần tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, công tác xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh vẫn có một số bất cập cần sớm được khắc phục, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu được dùng nước sạch và ổn định của người dân.
Sáng 13/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên giải trình về việc quản lý các công trình cấp nước và quản lý chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Ngọc Hà, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp.
Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung tại xã Khánh Nhạc (Yên Khánh) được đầu tư xây dựng cách đây 6 năm theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn dang dở, khiến cho gần 15 nghìn hộ dân xã Khánh Nhạc phải sống trong cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt cũng như gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Ngày 9/8, Công ty Cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình phối hợp với UBND xã Kim Hải (Kim Sơn) tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung xã Kim Hải.
Xã Yên Thành (Yên Mô) có 15 thôn với 6.550 nhân khẩu. Mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng công trình nước sạch, song các công trình này có công suất nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân địa phương. Do đó, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân ở 6 thôn trong xã thiếu nước sinh hoạt. Để có nước sử dụng, người dân phải tận dụng nguồn nước mưa, nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh.
Cách đây mấy tháng, nhiều khu vực dân cư trên địa bàn thành phố Ninh Bình được triển khai dự án nâng cấp đường ống cấp nước sinh hoạt. Đây là chủ trương đúng được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Cử tri các xã của huyện Gia Viễn đề nghị tỉnh, huyện quan tâm hơn nữa đến việc xem xét, hỗ trợ, ưu tiên cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; đặc biệt tập trung kinh phí hỗ trợ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như: hệ thống đường giao thông nông thôn liên xã, liên thôn, trạm y tế, trường học, công trình nước sinh hoạt, dồn điền, đổi thửa; tiếp tục hỗ trợ xi măng đáp ứng nhu cầu cho nhân dân làm đường giao thông thôn, xóm.
Dẫn chúng tôi đi xem công trình nước sạch xã Gia Phong đã được xây dựng dở dang nhiều năm, đồng chí Đinh Huy Lựa, Chủ tịch UBND xã cho biết: Công trình nước sạch của xã được đầu tư xây dựng theo Dự án phân lũ, chậm lũ từ năm 2005, trên diện tích gần 1 nghìn m2. Công trình đã được đổ móng, xây thêm phần thô nhà vận hành, nhưng hiện đã bị bỏ hoang nhiều năm nay.
Trong vài năm trở lại đây, tình trạng khô hạn diễn ra thường xuyên đã khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã Cúc Phương (Nho Quan) gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, người dân nơi đây cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng khi mà các nguồn nước được lấy từ trên các khe núi hay mạch nước ngầm (giếng đào) cũng dần cạn kiệt vì sự biến đổi khí hậu.
Chiều 8/7, tại xã Gia Hòa (Gia Viễn), UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn biện pháp, phương án quản lý, sử dụng công trình nước sạch xã Gia Hòa. Đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT; lãnh đạo huyện Gia Viễn; xã Gia Hòa; Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn.
Trước tình trạng nhiều người dân thuộc các phường, xã trên địa bàn thành phố Ninh Bình phản ánh về chất lượng nước của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Ninh Bình có tình trạng vẩn đục, nhiều cặn bẩn, hôi tanh, có sinh vật lạ giống giun trong nước, nước không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe người dân trên địa bàn, phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Vũ Văn Cẩn, Phó Giám đốc Sở Y tế để làm rõ hơn về vấn đề này.
Trong 2 ngày (13-14/5), Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã tổ chức hội nghị xây dựng, triển khai kế hoạch của UBND tỉnh về kiểm tra hoạt động sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt của 3 công ty: Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình, Công ty cổ phần địa ốc VSG (Nhà máy BOO VSG) và Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Nam.
Trước thực tế phản ánh của nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Ninh Bình về thực trạng thời gian gần đây, sử dụng nước sinh hoạt của Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình thấy xuất hiện sinh vật lạ giống như giun, nước có màu vàng hơn bình thường, người dân rất cần sự vào cuộc, có câu trả lời thỏa đáng của các cơ quan chức năng, để yên tâm sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là thời điểm đang là mùa hè như hiện nay.
Vừa qua, một số hộ dân sinh sống tại khu tập thể Trường Đại học Hoa Lư - thôn Hậu, xã Ninh Nhất (thành phố Ninh Bình) đã rất lo lắng khi phát hiện trong nước sinh hoạt có những sinh vật lạ màu đỏ, nhỏ li ti bơi trong nước.
Đảng ủy và nhân dân xã Kim Hải (Kim Sơn) đang nỗ lực phấn đấu xây dựng địa phương trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, tiêu chí nước sạch là một trong những tiêu chí còn dang dở.
Nho Quan là địa bàn thường xuyên phải chịu hậu quả của thiên tai, làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Theo thống kê, năm 2015, trên địa bàn huyện đã xảy ra 13 đợt nắng nóng, với 73 ngày, nhiệt độ cao nhất lên đến 41,5oC; có 24 đợt không khí lạnh, trong đó có 4 đợt rét đậm, rét hại với tổng số 16 ngày... làm ảnh hưởng đến 625,8ha cây trồng vụ đông xuân, thiếu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất vụ mùa ở nhiều khu vực, trong đó trên 1.000 ha đất vụ mùa không gieo cấy được trong khung thời vụ...